Vì sao thiết bị thanh toán thẻ MPOS có xu hướng thay thế POS ngân hàng truyền thống?
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, các phương thức thanh toán ngày nay thay đổi không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Từ thanh toán quẹt thẻ bằng máy POS truyền thống thì giờ đây các cửa hàng kinh doanh có thể sử dụng MPOS (Monile POS) nhỏ gọn và nhiều tính năng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được POS ngân hàng và MPOS, đồng thời giải thích vì sao thiết bị thanh toàn MPOS có xu hướng thay thế POS truyền thống.
I/ POS ngân hàng truyền thống là gì?
POS (Tên viết tắt của Point of Sale) là loại máy chấp nhận thẻ thanh toán. Máy POS khi hoạt động sẽ kết nối Internet với ngân hàng tiến hành thanh toán. Ngân hàng có thể xác minh thẻ và chấp nhận thanh toán. Về cơ bản, thanh toán qua POS ngân hàng truyền thống khá an toàn.
Hiện nay ở hầu hết các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng trên Việt Nam và trên toàn thế giới đều có thể đăng ký sử dụng loại máy này. Hơn nữa, tất cả các loại thẻ vật lý do ngân hàng phát hành đều có thể thanh toán qua máy POS, không phân biệt thẻ nội địa hay quốc tế (Các thẻ này được gọi chung là thẻ ATM)
POS (Tên viết tắt của Point of Sale) là loại máy chấp nhận thẻ thanh toán
II/ MPOS là gì?
MPOS (Từ viết tắt của Mobile Point of sale), đây là một loại máy chấp nhận thẻ thanh toán, cho phép đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng điện thoại thông minh kết hợp thiết bị thanh toán đi kèm nhằm thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Về cơ bản, máy MPOS bao gồm 3 phần chính:
- Thiết bị đọc thẻ (Card Reader): Bộ phận này có tác dụng kết nối với chiếc điện thoại thông minh qua cổng USB/ Audio, Wifi hoặc bluetoothe…Chúng tương thích với nhiều thiết bị smartphone, máy tính bảng, chấp nhận cả thẻ chip và thẻ từ.
- Phần mềm: Phần này sẽ được cài đặt trên điện thoại, cung cấp giao diện cho phép người dùng lựa chọn giao dịch, giá trị giao dịch, mã Pin và một số thông tin khác phục vụ gửi hóa đơn cho khách hàng.
- Hệ thống phần cứng, hạ tầng mạng, phần mềm trên máy chủ nhằm tiếp nhận, xử lý giao dịch thanh toán MPOS trước khi đi vào mạng thanh toán của ngân hàng.
→ Những chiếc máy MPOS sẽ được kết nối trực tiếp từ Internet và ngân hàng tiến hàng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu. Điểm đặc biệt của phương pháp này là khách hàng sẽ quẹt thẻ tại thiết bị đi kèm điện thoại thông minh. Không chỉ vậy còn có thể thao tác thanh toán ngay tại phần mềm ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại như: Thông tin email, số tiền phải thanh toán, ký tên người mua hàng.
Tuy xuất hiện muộn hơn nhiều hình thức thanh toán khác, nhưng cho đến nay MPOS đã trở nên thông dụng. Theo báo cáo của tổ chức thẻ MasterCard, vào năm 2015, tốc độ phát triển của MPOS đã tăng khoảng 36%, mở ra nhiều tiềm năng về nhu cầu sử dụng thẻ ở Việt Nam và toàn thế giới.
* Xem thêm:
Những ưu điểm đáng nói của hình thức thanh toán QR Pay
Trả góp 0 đồng qua thẻ tín dụng là gì và có thật sự mang lại lợi ích cho khách hàng?
Tuy xuất hiện muộn hơn nhiều hình thức thanh toán khác, nhưng cho đến nay MPOS đã trở nên thông dụng
II/ Vì sao thiết bị thanh toán thẻ MPOS có xu hướng thay thế POS ngân hàng truyền thông?
1/ Kích thước nhỏ gọn
Chiếc máy POS ngân hàng xuất hiện ở các cửa hàng bán lẻ thông thường khá to và nặng, mang đến cảm giác thanh toán cồng kềnh, không thể di chuyển linh hoạt khi mang bên người. Đặc biệt là đối với các ngành nghề đặc phù, đòi hỏi phải giao dịch, thanh toán trực tiếp tại nhà như bảo hiểm, bất động sản…. thì hình thức thanh toán qua POS khó thực hiện. Nhưng với MPOS thì thanh toán tại nhà chỉ là chuyện nhỏ.
MPOS có kích thước nhỏ gọn, chỉ nằm trọn trong lòng bàn tay, so với máy POS truyền thống chỉ bằng ⅓, nặng chưa đến 100 gr và có thể dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu.
2/ Chi phí đầu tư, phí duy trì ít hơn
Giá thành của một chiếc máy POS truyền thống đắt hơn gấp 10 so với MPOS. Để sở hữu một chiếc máy POS ngân hàng truyền thống, bạn phải bỏ ra khoảng $500, trong khi ấy chi phí hoàn thiện của một thiết bị MPOS chỉ khoảng $50.
Đặc biệt hơn cả, sử dụng máy POS truyền thống, bạn phải mất thêm chi phí thay pin, giấy in đi kèm thì MPOS lại dùng PIN sạc và hóa đơn điện tử. Điều này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm mà còn thân thiện với môi trường.
3/ Độ bền và kết nối mạng
Chiếc máy POS truyền thống mà bạn dùng rất dễ hỏng hóc vì chúng được sản xuất theo công nghệ cũ, thiết kế to, lỗi thời, khe quẹt thẻ lỏng lẻo, nút bấm không nhạy. Nhưng với MPOS thì được thiết kế và sản xuất theo công nghệ mới, PIN sạc bền bỉ hơn rất nhiều.
Vì tín hiệu MPOS là dựa trên kết nối mạng từ điện thoại nên hoạt động khá ổn định, kể cả trong điều kiện kết nối mạng không tốt.
MPOS có kích thước nhỏ, chi phí ít hơn, bền, linh hoạt…
4/ Linh hoạt, khả năng tích hợp với các phần mềm khác
Máy POS ngân hàng truyền thống được sinh ra chỉ với nhiệm vụ duy nhất là thanh toán. Trong khi ấy, MPOS ngoài thanh toán còn có khả năng kết nối với hệ thống phần mềm tùy chỉnh để quản lý bán hàng, trả góp….
Có thể thấy MPOS loại bỏ giới hạn thanh toán tại quầy thu ngân, mọi nhân viền đều có thể hoàn thành thanh toán giao dịch tại bất cứ đâu một cách an toàn và chính xác nhất. Tính đến thời điểm này, cổng thanh toán MPOS đã có hơn 30.000 điểm chấp nhận sử dụng trên khắp 64 tỉnh thành.
Đặc biệt, Ngân Lượng đã nhanh chóng tích hợp thanh toán quẹt thẻ ngân hàng qua thiết bị MPOS ngay tại quầy mang đến những lợi ích sau:
+ Tối ưu dịch vụ bán hàng: Đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toàn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thanh toán thẻ từ, thẻ Chip, Samsungpay, mã QR Code.
+ Tiết kiệm thời gian quản lý: Giải pháp thanh toán MPOS tích hợp trên điện thoại thông minh, đồng bộ quy trình thanh toán và quản lý giao dịch.
+ Tăng hiệu quả chốt sale: Giải quyết gánh nặng tài chính cho khách hàng khi mua sản phẩm giá trị cao với dịch vụ trả góp 0%.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm POS, MPOS, đồng thời giúp bạn nhận diện rõ ràng từng ưu điểm của MPOS. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ để được tư vấn trực tiếp.
Nguồn: Nganluong.vn