Tin tức

“KHÁM PHÁ” lịch sử phát triển của máy thanh toán POS

Trong thời đại ngày nay, chắc hẳn nhiều người không còn lạ lẫm khi thấy những chiếc máy POS xuất hiện tại các quầy tính tiền của cửa hàng, quán cafe, siêu thị. Những chiếc máy POS có nhiệm vụ thực hiện giao dịch thông qua thẻ ATM một cách nhanh chóng dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử phát triển của chiếc máy này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử chiếc máy POS mà mình đang sử dụng.

Chặng đường phát triển

POS là trung tâm của hoạt động bán hàng, trong hệ thống POS gồm có quản lý thanh toán và lịch sử doanh thu. Cho đến nay, sự điện tử hóa và năng lực kết nối Internet đã giúp POS phát triển vượt bậc trong việc bán hàng.

“KHÁM PHÁ” lịch sử phát triển của máy thanh toán POS

Hệ thống bán hàng POS có những bước tiến lớn từ máy tính tiền thủ công của nửa đầu thế kỷ 20. Ví dụ điển hình của nó là model NCR, hoạt động bởi một bộ truyền quay tay và một đòn bẩy để đăng ký vào hệ thống trung tâm đơn giản. Các đăng ký này ghi lại dữ liệu trên băng giấy cuộn và yêu cầu các bước mở rộng để ghi lại các thông tin vào hệ thống kế toán của cửa hàng bán lẻ. Bước tiếp theo chính là sự phát triển của POS từ cơ khí sang điện tử. Một ví dụ tiếp là mô hình NCR Class. Vào năm 1973, các model của POS đều được giới thiệu từ các hãng nổi tiếng như IBM System 3653 và NCR2150. Các nhà sản xuất máy tính khác như Rigitel, TRW, và Datachecked. Cùng năm đó, máy quét mã vạch UPC/EAN ra đời và tích hợp trên hệ thống POS. Trong năm 1986, các hệ thống POS được hoạt động như máy tính (PC) với sự ra đời của công nghệ IBM4683.

Vào những năm 1980 và năm 1990, thiết bị tín dụng đã được phát triển hơn và tích hợp vào hệ thống POS giúp thanh toán dễ dàng và an toàn. Ví dụ phổ biến là VeriFone Tranz 330, Hypercom T7 Plus, hay Lipman Nurit 2085. Các thiết bị này khá đơn giản, hiện đã được phát triển hơn trong những năm gần đây để xử lý nhiều ứng dụng hơn cũng như xác minh thông tin cá nhân của từng nhân viên. Một số loại máy POS sử dụng giao thức không dây không chỉ cho phép xử lý thanh toán di động như nhà hàng, họ cũng cho phép các máy xử lý toàn bộ quy trình của nó.

Ngày nay, phần mềm POS còn giúp tích hợp với nhiều phần mềm và dịch vụ khác. Ví dụ như phần mềm kế toán, nơi mà tất cả hoạt động hàng ngày cũng như các giao dịch sẽ tự động cập nhật vào mục kế toán mà không cần bất kỳ lao động nào.

Với việc bùng nổ mua sắm trực tuyến, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn để hoạt động on-line và off-line. Do thị trường hấp dẫn và không cần mở cửa hàng thật, nhiều người có thể bán sản phẩm trực tuyến một cách độc quyền. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên cả 2 môi trường on-line và off-line, bắt buộc cả 2 phải được đồng bộ.

Lịch sử phát triển của hệ thống máy bán hàng POS đầu tiên

Chiếc máy tính tiền điện tử đầu tiên (ECR – Electric Cash Register) đã được lập trình và phát triển phần mềm độc quyền và bị hạn chế trong chức năng, kết nối. Vào tháng 8/1973 đã công bố các model 3650 và 3660 Store System, nó to như một siêu máy tính (a mainframe computer packaged) và vào giai đoạn cuối kỳ phát triển này, nó có thể kiểm soát hệ thống qua máy POS 128 IBM 3653/3663. Hệ thống này được kết nối dựa trên công nghệ client-server, giao thức peer-to-peer, mạng nội bộ LAN đồng thời có thể sao lưu hoặc khởi tạo từ xa. Đến giữa năm 1974, hệ thống đã được đặt trong cửa hàng Pathmark ở New Jersey và cửa hàng bách hóa Dilliards.

Năm 1979, cửa hàng cafe Old Canal  Café của Gene Mosher ở Syracuse New York đã sử dụng hệ thống POS được viết bởi Mosher có thể hoạt động trên máy tính Apple II để nhận được các đặt hàng món ăn của khách hàng tại lối vào phía trước của nhà hàng sau đó in một thông báo vào nhà bếp. Nhờ đó, khách hàng có thể ra phía sảnh để kiểm tra các món ăn của mình. 

Đến năm 1985,  Mosher đã cho ra đời màn hình cảm ứng màu đầu tiên với giao diện POS, phần mềm này hoạt động trên màn hình đồ họa Atari ST, màn hình màu đầu tiên trên thế giới. Vào cuối thế kỷ 20, việc thúc đẩy mô hình này ra toàn cầu của Mosher đã dẫn đến việc sản xuất trên toàn thế giới bởi nhiều nhà sản xuất máy tính tiền và các nhà phát triển phần mềm khác dựa vào tiêu chuẩn của hệ thống POS.

Từ đó đến nay, hầu hết các nhà bán lẻ lớn và ngay cả các cửa hàng nhỏ hoặc ngay cả trong các dịch vụ công cộng đều sử dụng hệ thống bán hàng POS. Tuy nhiên, làn sóng công nghệ đang từng bước cuốn trôi mô hình PoS xưa cũ bằng việc thực hiện thanh toán và quản trị trên nền tảng di động.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về lịch sử hình thành máy POS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Nguồn: Ngân Lượng