Nên kinh doanh online bằng hình thức Dropshipping hay Affiliate Marketing?
Dropshipping hay Affiliate Marketing đều là những hình thức kiếm tiền trong thời đại mới. Tuy nhiên, khi đặt hai hình thức này trên bàn cân, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên lựa chọn phương án nào cho hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những ưu, nhược điểm của cả 2 hình thức giúp bạn lựa chọn được cách kinh doanh online mang lại hiệu quả cao.
I/ Tổng quan về Dropshipping
1/ Dropshipping là gì?
Dropshipping là một mô hình kinh doanh cho phép bạn bán sản phẩm của một nhà cung cấp trên trang web của bản thân. Khi ai đó mua sản phẩm từ trang web của một người kinh doanh Dropshipping, các dropshipper sẽ đặt hàng với nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ chủ động đóng gói và giao sản phẩm đến cho khách hàng.
Dropshipping rất phù hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh online hoặc người muốn thử nghiệm các danh mục sản phẩm đối với khách hàng của họ.
Tổng quan về Dropshipping
2/ Ưu điểm của Dropshipping
Một số ưu điểm của Dropshipping có thể kể đến như:
+ Dropshipping là mô hình kinh doanh có rủi ro thấp: Cũng giống như Affiliate Marketing, hình thức Dropshipping không có hàng tồn kho cũng như vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, với Dropshipping thì rủi ro có thể thấp hơn vì người bán sẽ nhận được tiền ngay với mỗi sản phẩm bán được. Trong khi đó, mô hình affiliate marketing lại yêu cầu một mức tiền tối thiểu để có thể rút về tài khoản của mình.
+ Dropshipping là một mô hình cho phép có lợi nhuận cao: Lợi nhuận từ affiliate marketing thường thấp hơn so với Dropshipping. Ví dụ, khi kinh doanh theo mô hình Dropshipping, bạn có thể mua 1 sản phẩm với giá 1 triệu, bán nó với giá 3 triệu, sau khi trừ đi chi phí mar, bạn có thể lời ra được 500 nghìn đồng.
+ Cho phép bạn xây dựng thương hiệu riêng: Khi làm Dropshipping, bạn sẽ phải xây dựng trang web riêng, đầu tư vào quảng cáo…. từ đó, mỗi ngày một chút, bạn sẽ xây dựng được thương hiệu riêng của mình.
+ Có nhiều cơ hội thu hút khách hàng hơn: Bạn có thể điều chỉnh trang web của mình theo hướng phù hợp với khách hàng hơn để thúc đẩy mua hàng. Ngoài ra, bạn còn có quyền kiểm soát việc tối ưu hóa các trang đích, thiết kế trang web….
3/ Nhược điểm của Dropshipping
+ Cần đầu tư nhiều vào khâu chăm sóc khách hàng: Vì bạn là chủ cửa hàng nên bạn phải có trách nhiệm chăm sóc khách hàng của mình. Tuy nhiên, bạn có thể thuê một người chuyên về nó để phụ trách công việc này. Điều này cho phép bạn phát triển doanh nghiệp của mình nhanh hơn.
II/ Tổng quan về Affiliate Marketing
1/ Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết), là mô hình hoạt động dựa trên hoa hồng tính theo từng giá sản phẩm bán ra. Với mỗi đơn hàng được tiếp thị thành công, bên bán sẽ trả cho người tiếp thị một mức % giá của sản phẩm.
Tổng quan về Affiliate Marketing
2/ Ưu điểm của Affiliate Marketing
+ Chi phí thấp: bạn sẽ không phải trả phí liên kết vì người bán sẽ là bên thanh toán phí quản trị cho các mạng lưới tiếp thị liên kết. Chi phí duy nhất mà bạn phải trả là chi phí website.
+ Có thể trở thành nguồn thu nhập tự động của bạn: Bạn không phải lo lắng về việc tạo ra một sản phẩm như thế nào, không cần lo lắng về việc vận chuyển ra sao. Tất cả những gì bạn cần làm là giúp khách hàng tiếp cận được thông tin mà họ muốn.
+ Không phải lo về khâu chăm sóc khách hàng: Ở mô hình này, người tiếp thị sẽ dẫn khách hàng của họ tới người bán. Các khâu còn lại như chăm sóc, vận chuyển, đóng gói…. là của bên cung cấp. Nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm, người bán sẽ xử lý khoản tiền trả lại. Nếu khách hàng cần sự trợ giúp, hỗ trợ, người bán cũng có trách nhiệm xử lý việc này.
2/ Nhược điểm của Affiliate Marketing
+ Hoa hồng thấp: Khoản thanh toán hoa hồng trên mỗi đơn hàng khá thấp. Đặc biệt, bạn không thể điều chỉnh giá này.
+ Việc thanh toán có thể bị trì hoãn: Trong trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản, người tiếp thị sẽ bị mất khoản tiền mà chủ doanh nghiệp còn nợ. Điều này bao gồm tiền chi cho quảng cáo, tiền hoa hồng liên kết trên doanh thu bán hàng.
+ Khách hàng không dùng đường dẫn link của bạn: Nếu bạn không dùng công cụ rút gọn liên kết, khách hàng có thể di chuột qua đường dẫn của bạn và biết rằng đây là link tiếp thị liên kết. Có thể họ sẽ cho rằng mua qua đường dẫn của bạn sẽ bị tốn tiền nhiều hơn.
+ Không kiểm soát được sản phẩm và giá cả: Bạn sẽ không kiểm soát được giao diện, mô tả, giá cả và dịch vụ sau bán của sản phẩm.
III/ Nên kinh doanh online bằng hình thức Dropshipping hay Affiliate Marketing?
Dropshipping và Tiếp thị liên kết đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Những điểm này sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau, rất khó để khẳng định nên chọn phương thức nào trong hoạt động kinh doanh của bạn. Dropshipping phù hợp với những ai muốn kiếm tiền online nhưng vốn ít, người yêu thích kinh doanh thực sự. Trong khi đó, Affiliate Marketing phù hợp với những người giỏi thiết kế web, có kinh nghiệm làm web và kiến thức SEO. Đặc biệt, với Affiliate Marketing, bạn sẽ mất nhiều công sức và đầu tư tài chính nhiều hơn.
Hy vọng bài viết ở trên đã giúp bạn hiểu hơn các khái niệm Dropshipping và Affiliate Marketing cũng như lựa chọn đúng hình thức kinh doanh phù hợp với mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Nguồn: nganluong.vn